Price Trong Marketing Mix – Định Nghĩa, Tầm quan Trọng Và Một Vài Chiến Lược Cơ Bản

Home » Thế Giới Công Sở » Price Trong Marketing Mix – Định Nghĩa, Tầm quan Trọng Và Một Vài Chiến Lược C

Home » Thế Giới Công Sở » Price Trong Marketing Mix – Định Nghĩa, Tầm quan Trọng Và Một Vài Chiến Lược Cơ Bản

Ngày đăng: 15/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 12/10/2022

Mô hình 4Ps bao gồm Product, Price, PlacePromotion là cơ sở cho nhiều loại hình Marketing. Một trong số những chiến lược cốt lõi phát triển từ mô hình 4Ps chính là Marketing Mix. Trong đó, Price hay giá cả được coi là thành tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

Hãy cùng Glints tìm hiểu về định nghĩa, tầm quan trọng cũng như một vài chiến lược cơ bản của Price trong Marketing Mix nhé!

Mục Lục

Price trong Marketing Mix là gì? 

Price trong Marketing Mix là chi phí của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Xác định giá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch Marketing của công ty. Doanh nghiệp cần phải chọn một mức giá có thể đồng thời tiếp cận đối với thị trường mục tiêu và mục tiêu của mình. Giá cả có thể có tác động đáng kể đến sự thành công chung của một sản phẩm. 

Ví dụ: nếu bạn định giá sản phẩm của mình quá cao so với đối tượng mục tiêu, thì rất ít người trong số họ có khả năng sẽ mua sản phẩm đó. Tương tự, nếu bạn định giá sản phẩm của mình quá thấp, thì một số người có thể bỏ qua. Đơn giản vì họ lo ngại nó có chất lượng kém. Việc này sẽ cắt giảm tỷ suất lợi nhuận tiềm năng của bạn.

Để thành công xác định một mức giá, bạn sẽ phải tìm hiểu kỹ đối tượng mục tiêu và mức độ sẵn sàng chi trả của họ. Một vài câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn xem xét giá sản phẩm của mình:

Tầm quan trọng của Price trong Marketing Mix 

Hầu hết các Marketer chỉ coi trọng các hoạt động như nghiên cứu thị trường, quản lý sản phẩm, quảng bá và phân phối. Nhưng giá cả hay Price cũng là một yếu tố rất quan trọng trong Marketing Mix. Đây là yếu tố quan trọng tạo ra doanh thu. Đồng thời, nó còn hỗ trợ các hoạt động khác như phân phối, xúc tiến và quảng bá sản phẩm.

Giá cả là biến số duy nhất linh hoạt và có thể thay đổi nhanh chóng. Mặt khác, các yếu tố còn lại của Marketing Mix như kênh phân phối, chiến dịch khuyến mại có thể làm tăng chi phí.

Khi đặt giá, hãy ghi nhớ mục tiêu chiến lược của công ty. Ví dụ, khi một Marketer xác định mức giá quá cao hoặc quá thấp. Điều này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh số bán hàng. Khi xác định Price trong Marketing Mix, hãy coi nó là phương tiện truyền tải thông điệp đến khách hàng. 

Nó thể hiện tiềm năng về sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tạo ra giá trị cho công ty. Các giá trị này có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người tiêu dùng. Giá cao có nghĩa là sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Các sản phẩm và dịch vụ định giá thấp cho thấy rằng bạn là nhà cung cấp giá rẻ.

Đọc thêm: 7P Marketing Là Gì? Coca Cola Và Thành Công Với 7P Marketing

Mục tiêu của việc định giá (Price) trong hoạt động kinh doanh 

Một công ty phải biết mình có thể đạt được những gì trước khi định giá hàng hóa. Càng có nhận thức rõ ràng về các mục tiêu của mình thì việc định giá càng dễ dàng. 

Mục tiêu của việc định giá – Price trong Marketing Mix bao gồm:

Tối đa hóa lợi nhuận: Mục tiêu chung của công ty trong việc định giá chính là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong việc tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, tối đa hóa lợi nhuận đồng nghĩa với việc định giá sản phẩm cao hơn. Nhưng để tối đa hóa lợi nhuận tổng thể về lâu dài, một mức giá thấp hơn sẽ đổi lại thị phần nhiều hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ doanh số bán hàng về mặt lâu dài.

Tối đa hóa doanh thu: Một công ty có thể giảm bớt lợi nhuận và tăng doanh thu bằng cách tăng doanh số bán hàng nhằm cải thiện thị phần và giảm chi phí dài hạn.

Lợi tức đầu tư (ROI): Là mục tiêu chung của chiến dịch Marketing. Một công ty có thể đặt giá để đảm bảo tất cả các sản phẩm đều đạt được tỷ lệ hoàn vốn cụ thể trên tổng chi phí đầu tư.

Gia tăng thị phần: Việc định giá có thể khác nhau nếu công ty muốn nắm giữ một thị trường mới hoặc giữ lại một tỷ lệ phần trăm cụ thể của thị trường hiện tại. Đối với các mặt hàng mới, giảm giả giúp chiếm một phần đáng kể thị trường. Từ đó, mức giá có thể tăng dần khi sản phẩm được đối tượng mục tiêu chấp nhận. Trong trường hợp mức độ cạnh tranh thị trường cao, các công ty có thể sử dụng các quyết định định giá nhằm đảm bảo thị phần đã được nắm giữ.

Nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá

Có hai nhân tố chính ảnh hưởng đến Price trong Marketing Mix. Đầu tiên là các nhân tố bên trong:

Ngoài ra, ta cũng có các nhân tố bên ngoài như:

Các chiến lược định giá trong Marketing 

Một chiến lược Price hiệu quả trong Marketing Mix thường tương thích với các khía cạnh Marketing khác nhau. Nó cũng rất quan trọng trong việc giúp một doanh nghiệp thiết lập giá cả nhằm tối đa hóa doanh thu và tạo ra lợi nhuận vững chắc. 

Chiến lược định giá phụ thuộc vào các mục tiêu và động lực cạnh tranh của công ty. Dưới đây, Glints sẽ liệt kê một số chiến lược định giá quan trọng mà các công ty sử dụng.

Các công ty thường sử dụng chiến lược định giá thâm nhập với trọng tâm là giành thị phần. Khi đó, hàng hóa và dịch vụ được cung cấp với giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đây được coi là chiến lược cơ bản nhất của Price trong Marketing Mix.

Các Marketer muốn nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, tạo ra tác động đến người tiêu dùng để họ dùng thử. Khi một công ty đặt giá thấp hơn, điều đó có thể làm tổn hại đến lợi nhuận của họ. Nhưng về lâu dài họ có thể tăng giá sau khi chiến lược thâm nhập thị trường thành công.

Khi công ty muốn trình làng một sản phẩm mới có lợi thế cạnh tranh cao, họ sẽ sử dụng chiến lược định giá cao cấp. Việc định giá càng cao sẽ càng hấp dẫn các đối thủ tung sản phẩm ra thị trường. Từ đó khiến cho nguồn cung tăng, dẫn đến giá thành giảm. Chiến lược định giá này rất hiệu quả trong vòng đời sản xuất đầu tiên. 

Những doanh nghiệp có giá trị độc nhất (Unique Selling Point) được khuyến khích sử dụng định giá cao cấp. Để thuyết phục khách hàng chi trả cho mức giá cao, các công ty tập trung vào việc tạo ra nhận thức giá trị. Bên cạnh việc tạo ra sản phẩm có giá trị cao, bạn phải tập trung vào các nỗ lực Marketing khác. Điều này nhằm hỗ trợ việc định giá cao cấp, bao gồm bao bì và trang trí các cửa hàng.

Đọc thêm: PoD Trong Marketing Là Gì? 3 Hình Thức Tạo Nên Sự Khác Biệt

Các Marketer sử dụng chiến lược định giá tâm lý nhằm đánh vào cảm xúc của người tiêu dùng. Cụ thể, nó sẽ ảnh hưởng đến người mua dựa trên cảm xúc, hành vi của họ thay vì logic. Đây được coi là chiến lược “cổ điển” của Price trong Marketing Mix.

Ví dụ, công ty định giá một cuốn sách ở mức 99 nghìn sẽ hấp dẫn hơn ở mức 100 nghìn. Mặc dù chênh lệch là rất nhỏ, những người tiêu dùng cho rằng 99 nghìn là rẻ và “lời” hơn.

Khi các doanh nghiệp định giá theo gói, họ sẽ bán một số sản phẩm kết hợp thành một gói duy nhất với mức giá thấp hơn. Đây là một cách thông minh để “tống khứ” những mặt hàng không bán được và chiếm không gian. Nó cũng có thể tạo ra nhận thức giá trị trong tâm trí khách hàng. 

Việc sở hữu nhiều món đồ với mức giá rẻ hơn khiến họ tin rằng đây là một món hời. Định giá theo gói phù hợp hơn với những công ty có các dòng sản phẩm bổ sung. Đây cũng là chiến lược về Price hay được sử dụng trong Marketing Mix đối với các hãng có hệ sinh thái lớn.

Chiến lược giá này giúp doanh nghiệp tăng doanh thu khi giới thiệu sản phẩm và dịch vụ mới. Trong giai đoạn giới thiệu của sản phẩm, việc hớt giá (skimming) nghĩa là định ra mức giá cao. Tuy nhiên, mức giá này sẽ giảm dần khi các đối thủ cạnh tranh giới thiệu cùng một loại hàng hóa trên thị trường.

Chiến lược định giá tiết kiệm được sử dụng để nhắm đến những khách hàng quan tâm đến giá cả. Hầu hết nó được sử dụng bởi các nhà bán lẻ và nhà cung cấp thực phẩm. 

Với chiến lược này, các doanh nghiệp đặt giá càng thấp càng tốt bằng cách giữ chi phí khuyến mại và tiếp thị ở mức tối thiểu. Do sản lượng tiêu thụ lớn, chiến lược định giá thấp rất hiệu quả đối với các cửa hàng bán lẻ lớn.

Kết luận

Price đóng vai trò rất quan trọng trong Marketing Mix do nó có khả năng thu hút khách hàng và đem lại doanh thu. Một chiến lược định giá hiệu quả sẽ giúp bạn sử dụng hết tiềm năng của sản phẩm. 

Thông qua bài viết trên, Glints đã cùng bạn tìm hiểu nhiều khía cạnh về Price trong Marketing Mix. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích trên hành trình trở thành Marketer của bạn. Đừng quên theo dõi Glints Blog để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Minh Quang

 

See author’s posts

Marketing

PREVIOUS

NEXT

Có thể bạn cũng thích

Workaholic là gì? Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Là Một Người Workaholic

Ngoc Bich – 04/01/2023

Tham Vọng Là Gì? Hai Mặt Của Tham Vọng Đối Với Sự Nghiệp Của Mỗi Người

Glints Writers – 04/01/2023

Tìm Hiểu Công Việc Nhân Viên Đánh Máy Tại Nhà Và Thu Nhập Chi Tiết

Glints Writers – 03/01/2023

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *