Nói Về Điểm Mạnh Và Điểm Yếu Khi Phỏng Vấn Sao Cho Chuẩn?

Home » Bí Quyết Tìm Việc »

Home » Bí Quyết Tìm Việc » Mẹo Phỏng Vấn » Nói Về Điểm Mạnh Và Điểm Yếu Khi Phỏng Vấn Sao Cho Chuẩn?

Ngày đăng: 20/04/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 08/08/2022

Những câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đặc biệt là khi phỏng vấn xin việc, có thể làm chúng ta đổ mồ hôi hột vì lo lắng.

Nhiều người cho rằng nói về điểm mạnh sẽ dễ hơn nhiều trả lời về điểm yếu khi phỏng vấn. Tuy vậy, có những lưu ý về cách bạn đối đáp cho được hỏi về cả điểm yếu và điểm mạnh khi đi xin việc.

Bạn có cảm thấy khó khăn những lúc được yêu cầu nói về điểm mạnh yếu của bản thân khi phỏng vấn hay không? Cách trả lời thông minh khi phỏng vấn chính là không để nhà tuyển dụng nắm được điểm yếu thực sự của mình và cùng lúc biết rõ thế mạnh mình có.

Đọc tiếp bài viết để biết thêm mẹo hay, tips xịn nhé.

Mục Lục

Mục đích khi bạn nói về điểm mạnh của bản thân

Câu hỏi liên quan đến điểm mạnh và điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn không chỉ đơn thuần là hỏi cho biết. Thế mạnh của bạn sẽ được phân tích để xem bạn có thể mang lại gì cho công ty, doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển.

Mỗi người đều có những điểm mạnh khác nhau. Nhưng về mặt phỏng vấn, đây là các điểm mạnh chung các nhà phỏng vấn mong đợi:

Ngoài ra, chỉ liệt kê về những điểm tốt của bạn là chưa đủ. Bạn sẽ cần lưu tâm về các mẹo sau.

Cách trả lời về điểm mạnh khi phỏng vấn

Người hỏi bạn về điểm mạnh yếu của bản thân sẽ không trông mong một câu trả lời không đúng sự thật. Một lời đáp chân thực sẽ gây ấn tượng mạnh thay vì câu trả lời nghe có vẻ sắp đặt và dàn dựng.

Bạn sẽ được đánh giá là một ứng cử viên tốt nếu bạn hiểu thế mạnh của mình và biết mở rộng tầm nhìn của mình từ cách bạn xử lý tình huống.

Sau khi nêu ra điểm mạnh của bản thân, bạn nên có luận điểm chứng minh bạn thật sự có thế mạnh đó.

“Một nội dung có ví dụ thực tế sẽ làm câu chuyện chân thật và dễ hiểu hơn nhiều.”

Ví dụ, nếu bạn là một biên tập viên. Khi nhắc đến khả năng làm việc với áp lực cao, bạn hãy kể về lần bạn thành công xuất bản tin nóng cực kỳ nhanh chóng ngay khi được sếp chỉ định, hoặc cách bạn chỉnh sửa sản phẩm đúng ý khách hàng khi có yêu cầu gấp.

Chia sẻ câu chuyện không chỉ giúp câu trả lời của bạn nổi bật mà còn có tính trung thực như những gì được nêu ở trên.

Một câu trả lời thật và có nêu ví dụ là khởi đầu tốt khi bạn nói về điểm mạnh và điểm yếu khi phỏng vấn. Nhưng đừng để bài nói của bạn bị “đầu voi đuôi chuột”.

Khi kết thúc câu trả lời, hãy nhấn mạnh kỹ năng của bạn sẽ có ích và hợp lý thế nào với vị trí và công ty của bên tuyển dụng.

Bạn đừng dành nửa buổi phỏng vấn chỉ để trả lời về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bạn nên nói súc tích và ngắn gọn, tập trung vào 1-2 điểm mạnh quan trọng nhất.

Chỉ cần nhớ là chất lượng hơn số lượng và đừng nói tràng giang đại hải.

Đọc thêm: Dấu Hiệu Nhận Biết Bạn Đã Phỏng Vấn Tìm Việc Thành Công

Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi về điểm yếu của bạn

Sự thật là, nhà tuyển dụng biết các ứng viên sẽ né tránh để nói về điểm yếu khi phỏng vấn, nên thông tin mà họ cần không phải là bạn có thành thật với điểm yếu hay không, hay điểm yếu của bạn là gì. Cái họ muốn chính là có thể xác định được những khả năng của bạn:

Vì vậy, không nên trả lời rằng bạn không có điểm yếu, vì điều này nghe khá kiêu ngạo và không thành thật.

Bạn cũng không nên liệt kê điểm yếu của bản thân mà thiếu biện pháp khắc phục. Điều này sẽ khiến bạn bị đánh giá là thiếu chủ động trong công việc. 

Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu khi phỏng vấn

Nhiều người cho rằng câu hỏi nói về điểm yếu khi phỏng vấn chính là một câu hỏi khó. Nó đòi hỏi người trả lời phải tinh tế và biết chắt lọc thông tin. Vậy đâu là cách vấn đáp thông minh cho điểm yếu của bạn?

Bằng 3 bước này, nói về điểm yếu khi phỏng vấn không còn đáng lo ngại đối với bạn, và bạn hoàn toàn có thể áp dụng vào những cách trả lời phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Tiếp theo, ứng dụng một số mẹo khi nói về điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn bách chiến bách thắng.

Đây là cách sử dụng khá phổ biến khi nói về điểm yếu khi phỏng vấn, thể hiện đủ sự tinh tế về khéo léo trong ứng xử. Tuy nhiên, hãy áp dụng khi cảm thấy phù hợp, đừng sử dụng nếu như thấy không phù hợp và gượng ép khi nói.

Những nhược điểm thường được ưu tiên sử dụng trong trường hợp này là tính cầu toàn, thiếu cân bằng trong công việc và cuộc sống, hay không biết cách nói từ chối.

Đọc thêm: Bạn Có Nhận Ra 7 Dấu Hiệu Phỏng Vấn Thất Bại Này Chưa?

Nói về điểm yếu khi phỏng vấn không nhất thiết là bạn phải nói về điểm yếu lớn nhất và liên quan nhất đến công việc ứng tuyển. Suy nghĩ một điểm yếu của bản thân mà không quá quan trọng ở công việc này là phương án an toàn nhất.

Ví dụ, nếu như bạn làm việc trong ngành đặc thù qua máy tính và tiếp xúc với thiết bị nhiều hơn là con người. Bạn có thể bộc bạch những điểm bản thân cần khắc phục của mình là ngại nói chuyện trước đám đông hay thuyết phục khách hàng.

Tuy là một điểm yếu đáng quan tâm, nhưng lại không gây ảnh hưởng đến đặc thù công việc của bạn. Cách ứng xử này có thể được xem là lối nói về điểm yếu của bản thân tinh tế hơn và khó trùng lặp hơn. 

Lưu ý, để thành công nói về điểm yếu khi phỏng vấn, bạn cần tránh đề cập đến những điểm yếu nhạy cảm mà bất kỳ ngành nghề nào cũng kiêng kị, chẳng hạn như: làm việc nhóm kém, khó khăn trong giao tiếp với đồng nghiệp, không cẩn thận, hay quên, lộn xộn, v.v..

Sẽ không có công ty nào muốn tuyển những cá nhân có nhược điểm này bởi chúng là những yêu cầu cơ bản và bạn cần tự khắc phục nếu có.

Mong rằng với những mẹo nhỏ nhưng hiệu quả Glints, sẽ không có câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn thân khi phỏng vấn có thể làm khó bạn.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.6 / 5. Lượt đánh giá: 10

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Tran Le The Bao

Hi, I’m Bao, a Content Writer. Welcome to my tiny world at Glints where you can figure out many useful articles ❤️

See author’s posts

PREVIOUS

NEXT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *